Nhà tù Phú Quốc - chứng tích địa ngục trần gian
Nhà tù Phú Quốc (còn được biết đến với tên Nhà lao Cây Dừa, hay Trại giam Tù binh Chiến tranh Phú Quốc, hoặc Trại giam Tù binh Cộng sản Phú Quốc) - địa ngục trần gian trong kháng chiến chống Mỹ nằm tại thị trấn An Thới, Phú Quốc.
KHU DI TÍCH NHÀ TÙ PHÚ QUỐC
❖ Hiện tại Nhà tù Phú Quốc là một trong những điểm du lịch lịch sử, nơi ghi lại tội ác của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa. Trong Chiến tranh Đông Dương, trại giam này có tên là Nhà lao Cây Dừa. Đây là trại giam tù binh trung tâm toàn Việt Nam Cộng hòa, từng giam giữ hơn 32.000 tù binh (40.000 tù nhân nếu tính cả tù chính trị nhiều thời kỳ).
✓ Trong thời gian tồn tại không đầy 6 năm (từ tháng 6/1967 đến 3/1973) trại giam tù binh Phú Quốc, có hơn 4.000 người chết, hàng chục ngàn người bị thương tật tàn phế.
✓ Năm 1995, Khu di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận di tích cấp quốc gia. Di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc gồm có tượng đài hình nắm tay, là "biểu tượng của sự đàn áp khốc liệt và tinh thần hiên ngang vùng lên phá xiềng của tù binh Phú Quốc", nghĩa trang liệt sĩ, và khu Trại giam Tù binh Phú Quốc được phục dựng. Du lịch Phú Quốc hãy cùng PTA Travel điểm qua một vài điểm đến đáng nhớ của của địa danh này nhé.
I. LỊCH SỬ NHÀ TÙ PHÚ QUỐC
❖ Cuối năm 1955, Việt Nam Cộng hòa xây dựng một trại giam ở địa điểm Căng Cây Dừa cũ, với diện tích rộng 4 ha, đặt tên là Trại huấn chính Cây Dừa, còn gọi là Nhà lao Cây Dừa.
❖ Khi chiến tranh Việt Nam leo thang, số tù binh và tù chính trị tăng cao, chính quyền Việt Nam Cộng hòa xây dựng thêm nhiều trại giam tù binh ở Biên Hòa, Pleiku, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quy Nhơn... Tại Phú Quốc, năm 1966, một trại giam rộng hơn 400 ha được xây dựng ở thung lũng An Thới, cách "Căng Cây Dừa" cũ 2 km.
- Trại giam Tù binh Chiến tranh Phú Quốc có tất cả là 12 khu (năm 1972) được đánh số từ khu 1 đến khu 12. Riêng khu 13, 14 được xây dựng thêm vào cuối năm 1972. Mỗi khu trại giam có khả năng chứa khoảng 3000 tù nhân. Năm 1972, có khoảng 36 000 tù nhân.
- Mỗi khu trại giam lại được chia làm nhiều phân khu. Thường thì có 4 phân khu, trong 1 khu. Mỗi phân khu, ngoài 9 phòng để tù binh ở, có 2 phòng để thẩm vấn, phạt vạ hoặc biệt giam tù binh... Tất cả 11 phòng đều có cấu trúc vì kèo sắt, nóc tôn, vách tôn, mỗi phòng bề ngang 5 mét, dài 20 mét, hai đầu chừa hai lối ra vào, bề ngang khoảng 8 tấc và mỗi bên vách tôn có 4 cửa sổ, dưới vách tôn có khoảng trống chừng 3 tấc, có rào dây kẽm gai.
- Một phân khu chứa được 950 tù binh. Riêng phân khu B2 dành riêng để giam giữ các sĩ quan. Tù binh có cấp bậc lớn nhất là Thượng tá. Trại giam Tù binh Chiến tranh Phú Quốc do 3 tiểu đoàn quân cảnh (7, 8, 12) canh giữ.
- Để canh gác khu trại giam, chung quanh mỗi khu giam có một pháo đài canh gác có đặt súng đại liên; tại cổng chính của khu giam có 2 vọng gác; một vọng tổng kiểm soát đốc canh, 2 giờ thay phiên gác một lần, liên tục 24/24 giờ; hai xe tuần tra liên tục quanh khu giam; ban đêm còn có các toán vào vòng rào giới hạn để kiểm soát lưu động tại các phân khu và 10 vọng gác di động. Đứng đầu ban chỉ huy trại giam là một trung tá hoặc đại úy (có lúc là một chuẩn tướng) Quân lực Việt Nam Cộng hòa, đằng sau là một cố vấn người Mỹ. Lực lượng canh giữ trực tiếp trại giam gồm có 4 tiểu đoàn quân cảnh, một liên đội địa phương quân, một đại đội công binh, một đơn vị hải thuyền và một đội quân khuyển.
❖ Nhà tù Phú Quốc trở thành trại giam tù binh trung tâm toàn Việt Nam Cộng hòa, giam giữ hơn 32000 tù binh (40000 tù nhân nếu tính cả tù chính trị nhiều thời kỳ). Có khoảng 12000 tù nhân là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, trong đó có khoảng 9000 người từ miền Bắc. Có trên 20000 tù nhân là dân quân du kích xã, ấp và cán bộ chính trị. Có hơn 2000 sĩ quan, hạ sĩ quan; trên 100 tù nhân là cán bộ cộng sản có trình độ chính trị trung cấp, sơ cấp (trong đó có 10 tỉnh ủy viên, trên 40 huyện ủy viên) và trên 200 chi ủy viên. Vào tháng 5/1969 tù binh đã tổ chức vượt ngục thành công tại khu B2.
II. NHỤC HÌNH
❖ Trong Kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tù binh chiến tranh Trại giam tù binh Phú Quốc đã phải chịu những hình phạt, tra tấn như đóng đinh vào tay, chân, đầu; đốt dây kẽm cháy đỏ đâm vào da thịt, đục răng, trùm bao bố chế nước sôi hoặc đổ lửa than, ném vào chảo nước sôi, thiêu sống, chôn sống... Trong thời gian tồn tại không đầy 6 năm (từ tháng 6/1967 đến 3/1973) trại giam tù binh Phú Quốc, có hơn 4000 người chết, hàng chục ngàn người bị thương tật tàn phế. Tuy nhiên, vẫn có một số ít tù binh trốn được khỏi Nhà tù.
❖ Họ trưng dẫn một số nhục hình tại nhà tù Phú Quốc mà theo lời kể của các cựu tù nhân là:
- "Đóng kim": dùng những cây kim chích đã cũ, đóng từ từ vào 10 đầu ngón tay.
- "Chuồng cọp kẽm gai": loại chuồng cọp làm toàn bằng dây kẽm gai, được đan chằng chịt xung quanh và trên nóc. Chuồng cọp này đặt ở ngoài trời trong phân khu. Mỗi phân khu có đến hai, ba chuồng cọp - loại nhốt 1 người và loại nhốt 3-5 người. Kích thước chuồng cọp rất đa dạng, có loại cho tù nhân nằm trên đất cát, có loại buộc tù nhân phải nằm trên dây kẽm gai, có loại chỉ nằm hoặc đứng; có loại chỉ ngồi lom khom; loại phải đứng lom khom, không đứng thẳng được mà ngồi xuống thì sẽ phải ngồi trên dây kẽm gai. Tù nhân phải cởi áo, quần dài, chỉ được mặc quần cụt để phơi nắng, phơi sương, dầm mưa suốt ngày đêm.
- "Ăn cơm nhạt": tù nhân không được ăn muối, sau hai tháng mắt sẽ bị mờ, sau 5-6 tháng liền có người bị mù hẳn.
- "Lộn vỉ sắt": các tấm vỉ sắt loại có lỗ tròn và đầy mấu để mắc vào nhau và lật ngửa làm "đường băng sân bay" rồi bắt tù binh cởi áo, cởi quần ngoài, chỉ còn chiếc quần đùi. người tù bị bắt cắm đầu xuống vỉ sắt lộn ra sau, sau vài lần là lưng người tù tóe máu, đầu bị bứt tóc, tróc da tơi tả.
- "Gõ thùng": lấy thùng phuy úp lên tù nhân đang ngồi xổm, rồi gõ vào thùng. Tù nhân sẽ bị đau đầu, sẽ bị điếc vì tiếng gõ mạnh và sức ép không khí. Cũng bằng cách gõ vào thùng phuy đổ đầy nước, bên trong thùng là tù nhân. Kiểu tra tấn này có thể khiến tù nhân bị hộc máu vì sức ép của nước.
- "Đục răng" và "bẻ răng": kê đục vào sát chân răng của người tù, dùng búa đóng làm răng gãy văng ra.
- "Roi cá đuối": giám thị dùng những chiếc roi cá đuối dài, đem phơi để đánh tù. Trước khi bị đánh, tù nhân phải cởi áo để bị đánh vào da thịt trần. Roi cá đuối thường quấn lấy thân nạn nhân, rồi giật ra, làm da thịt bị đứt theo. Giám thị sau đó có thể lấy muối ớt xát vào da thịt nạn nhân. Đầu năm 1970, phái đoàn Hồng Thập Tự Quốc tế khi đến thị sát nhà tù Phú Quốc đã bắt gặp một chiếc roi cá đuối dính máu khô.
- "Đóng đinh": những chiếc đinh 3 phân được dùng để đóng vào các ngón tay của tù binh trong quá trình tra tấn. Mỗi lần bị đóng đinh, xương ngón tay của người tù bị vỡ nát. Ngoài ra còn có loại đinh 7, 8 phân hoặc cả tấc để đóng vào thân người tù ở các vùng: cổ chân, khớp vai, mắt cá, ống quyển, đầu. Có người bị đóng đinh đến chết, sau này khi bốc mộ vẫn còn đinh găm trong hài cốt.
- Lấy bao bố trùm lên người tù rồi ném vào chảo nước sôi. Ba người tù ở phân khu C6 đã bị luộc chết.
- Dùng bóng đèn công suất lớn để sát mặt người tù trong thời gian dài cho nổ con ngươi.
- Dùng lửa đốt miệng, bộ phận sinh dục.
❖ Tổ chức Chữ thập Đỏ đã đến nhà tù Phú Quốc vào những năm 1969, 1972. Các nhà quan sát của tổ chức này đã thấy sự tàn bạo có hệ thống và kéo dài tại nhà tù. Họ tìm được các vật chứng của nhục hình ở các tù binh, trong đó có các vết sẹo do tra tấn bằng điện, thể hiện của sự thiếu ăn, suy dinh dưỡng. Tháng 8 năm 1971, một điều tra viên của Sứ quán Mỹ tại Việt Nam Cộng hòa báo cáo về sự đánh đập tù nhân tại Phú Quốc vẫn tiếp diễn. Trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa, lực lượng canh gác tại nhà tù được đánh giá chỉ bằng số tù binh trốn trại, không có cố gắng nào trong việc kỷ luật các giám thị xử tệ với tù nhân. Sau các kết quả điều tra của MACV và Sứ quán Mỹ, Tướng Cao Văn Viên, tổng chỉ huy Quân lực Việt Nam Cộng hòa, vẫn khẳng định rằng các đoàn kiểm tra của tổ chức Chữ thập Đỏ quốc tế đã báo cáo sai lệch về tình trạng ở nhà tù.
III. NHỮNG CHỨNG TÍCH TỘI ÁC NHÀ TÙ PHÚ QUÔC
❖ Trực diện những hình ảnh mô phỏng cảnh tra tấn dã mãn, tàn bạo hơn cả thời Trung cổ của thực dân đế quốc xâm lược tại nhà tù Phú Quốc, khiến người dân, du khách trong ngoài nước không khỏi rùng mình. Nhà tù Phú Quốc là một bằng chứng sống động ghi dấu tội ác vô cùng dã man của chế độ thực dân, đế quốc xâm lược, đồng thời nói lên tinh thần bất khuất đấu tranh kiên cường của các chiến sĩ cách mạng.
✓ Mỗi lần thuyết trình tội ác địa ngục trần gian nhà tù Phú Quốc, chị Giầu- Hướng dẫn viên khu chứng tích này, không cầm được nước mắt trước hành vi quá bạo tàn của đội cai ngục nhà tù.
✓ Từ năm 1967, chính quyền Sài Gòn cải tạo Nhà lao Cây Dừa do thực dân Pháp xây dựng nhằm mục đích giam cầm, tra khảo những "cán binh cộng sản". Nhà lao Cây Dừa được đổi tên thành Trại giam tù binh Chiến Tranh Phú Quốc hay còn gọi Trai giam tù binh Cộng sản Phú Quốc.
✓ Khắp các khu trại tù là trùng trùng hàng rào kẽm gai 10 – 15 lớp ken cứng, hệ thống bảo vệ kiên cố, dày đặc. Ban đầu, Nhà tù Phú Quốc có đến 12 khu, được đánh số thứ tự 1 đến 12. Từ năm 1972, nhà tù này mở rộng thêm 2 khu (13, 14). Mỗi khu chia làm nhiều phân khu và có thể chứa đến 3.000 tù binh/ khu.
✓ Cùng đội ngũ cai ngục, 3 tiểu đoàn quân cảnh được huy động bảo vệ nhà tù- địa ngục trần gian. Lúc cao nhất tới bốn tiểu đoàn lính gác. Ngoài biển thường xuyên có một hải đoàn hải quân tuần tiễu vòng ngoài… Bộ máy đàn áp lên đến 4.000 người gồm cả hải, lục, không quân.
✓ Nhà tù được xem là nơi giam giữ tù binh cộng sản lớn nhất miền Nam, với hơn 32.000 tù binh từng bị giam giữ. Có lúc lên tới 40.000 người nếu tính cả tù chính trị nhiều thời kỳ.
✓ Vũ khí, chó nghiệp vụ canh giữ, tuần tiễu ngày đêm, cùng những vòng dây kẽm gai giăng khắp, hòng làm triệt tiêu ý thức phản kháng, đào tẩu của tù bình.
✓ Mới đây, trong chương trình "Gặp gỡ Phú Quốc" do Mobifone tổ chức, 70 nhà báo, phóng viên cả nước có dịp trực diện những hình ảnh mô phỏng cảnh tù tội, tra tấn tại "địa ngục" nhà tù Phú Quốc. Tù binh chịu cảnh tra tấn hơn thời Trung cổ. Hàng loạt cực hình: đóng đinh vào tay, chân, đầu; đốt dây kẽm cháy đỏ đâm vào da thịt, đục răng, trùm bao bố chế nước sôi hoặc đổ lửa than, ném vào chảo nước sôi, thiêu sống, chôn sống...
✓ Đánh tù nhân bằng roi cá đuối. Các tù binh cởi trần, trói chân tay vào tường, trụ nhà. Cai ngục dùng những roi cá đuối sắc nhọn quật mạnh vào người tù, rồi giật gây vết đau thấu xương thịt... Đầu năm 1970, phái đoàn Chữ Thập Đỏ Quốc tế khi đến thị sát nhà tù Phú Quốc đã bắt gặp một chiếc roi cá đuối dính máu khô. Có khi, cai ngục ác độc còn trà thêm ớt vào vết thương.
✓ Chôn sống tù binh, hoặc nhốt vào các thùng phi đánh đập.
✓ Đến thiêu sống...
✓ Người dân, du khách không khỏi rùng mình chứng kiến những màn tra tấn, áp bức ác độc.
✓ Cai ngục mất hết tính người khi trực tiếp dùng đinh nhọn, dài 3-10cm đóng vào các khớp chân, tay, đầu gối tù nhân. Người tù bj trói chặt, sau đó cai ngục đóng từng chiếc đinh vào người. Nhiều hài cốt của những tù binh bị giết hại ở Phú Quốc, vẫn còn những cây đinh găm vào thân thể. Trong đó, Liệt sĩ Nguyễn Thanh Long còn bị đóng đinh vào đầu, xuyên hộp sọ. Tại bảo tàng Phú Quốc vẫn còn lưu giữ nhiều chiếc đinh tố cáo tội ác này.
✓ Ép lồng ngực, lộn vỉ sắt, bẻ răng sống... Tù binh Phú Quốc bị tra tấn mỗi ngày bằng hàng loạt những nhục hình tàn ác. 2 tấm gỗ được ép trên dưới người tù, vặn vít chặt khiến lồng ngực tổn thương, đau đớn. Tấm vỉ sắt dùng cho đường ray xe lửa được nung nóng, sắc cạnh bắt người tù mình trần lộn nhiều vòng tóe máu.
✓ "Chuồng cọp ngoài trời". Tù nhân bị bắt cởi trần, nằm trên nền cát đá bỏng rát dưới ánh mặt trời, bị bỏi đói nhiều ngày liền.
✓ Có đến hơn 40 kiểu tra tấn tù binh ở nhà tù Phú Quốc này, với tính sát thương cao.
✓ Hơn 4.000 tù nhân bị chết dưới những đòn tra tấn dã man này.
✓ Không gục ngã trước các đòn tra tấn ác độc của nhà tù Phú Quốc, các tù binh cộng sản bền gan vững trí, tìm cách vượt ngục. Đào hầm vô cùng khó khăn. Các tù binh tận dụng mọi thứ có thể như lắp cà mèm đựng cơm, tranh thủ đên khuya. Miệng hầm chọn vị trí dưới giường của tù binh bị bệnh lan y để tránh sự kiểm tra của cai ngục. Ròng rã nhiều tháng trời, đường hầm vượt ngục mới hoàn thành.
✓ Đã có nhiều cuộc vượt ngục huyền thoại thành công, thoát khỏi nhà tù Phú Quốc.
✓ Mỗi năm khu di tích lịch sử nhà tù Phú Quốc đón hàng vạn lượt khách tới thăm: cựu tù, người dân, du khách trong và ngoài nước. Các bạn trẻ, học sinh cũng tổ chức các đoàn đến thăm, tìm hiểu lịch sử. Năm 1993, Nhà tù Phú Quốc được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia. Di tích này được tỉnh Kiên Giang phục hồi, tôn tạo nhiều hạng mục: đường ngầm vượt ngục,chòi canh, chuồng cọp, đài tưởng niệm ở nghĩa địa tù binh và nhà trưng bày bổ sung di tích…
IV. Lời trần tình của viên cai ngục tàn bạo nhất nhà tù Phú Quốc
❖ Trần Văn Nhu (tức Bảy Nhu, SN 1926) là viên cai ngục nổi tiếng ác nhất ở Nhà lao Cây Dừa (đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
✓ Giai đoạn những năm 1967-1973, ông ta tra tấn tù binh Cộng sản một cách tàn bạo. Những ngày sau chiến tranh, Bảy Nhu trở lại với cuộc sống của một lão nông và khước từ mọi lời mời ra nước ngoài sinh sống. Cuộc sống của người nổi tiếng tàn ác trong suốt 40 năm qua như thế nào?
❖ “Hình phạt không bản án”
✓ Để tìm hiểu về con người khét tiếng này, chúng tôi tìm về gặp ông Nguyễn Văn Nam, SN 1948, quê Phan Thiết, ngụ tổ 6 thị trấn An Thới, Phú Quốc. Ông Nam là người từng cận kề với Bảy Nhu... Cũng xin nhắc lại rằng, vào năm 1946, Bảy Nhu đi lính và phục vụ cho quân đội Pháp.
✓ Mãi đến năm 1967, Trại tù binh Phú Quốc được thành lập, Bảy Nhu được điều ra đảo và ở đó cho đến khi nhà tù giải thể năm 1973. Ông ta lần lượt được thăng các cấp bậc và về sau giữ chức Giám thị trưởng Nhà lao Cây Dừa.
✓ Bảy nhu - viên cai ngục tàn bạo năm xưa ở nhà tù Phú Quốc. Theo như nhiều cựu tù Phú Quốc kể lại qua hồi ức rằng, trong thời gian làm cai ngục, Bảy Nhu cho áp dụng những đòn tra tấn tàn bạo để bẻ gãy ý chí của các tù binh Cộng sản bằng cách: Đục răng, dùng cây sắt nhổ dần từng chiếc răng, đập vỡ mắt cá chân, dùng giẻ tẩm dầu đốt dương vật, móc mắt hoặc dùng bóng điện lớn để gần mắt cho đến khi mắt bị nổ tung, luộc người trong chảo nước sôi, dùng kìm rút móng chân tay...
✓ Trong hồ sơ của Trại tù binh Cộng sản Phú Quốc vẫn còn lưu giữ 24 ngón đòn tra tấn được các cai ngục thường xuyên sử dụng và phần nhiều được cho là do Bảy Nhu nghĩ ra. Bảy Nhu còn được cho là người chịu trách nhiệm về nhiều hành vi ngược đãi tù binh , đặc biệt là hành động ra lệnh bắn đạn cối vào trại tù binh.
❖ Những chuyện về Bảy Nhu đến bây giờ vẫn còn là ẩn số đối với nhiều người. Viên cai ngục tàn ác đến như vậy, có nhiều cơ hội để được đi nước ngoài sinh sống nhưng ông ta đều khước từ tất.
➤ Xem thêm: Tổng hợp 63 địa điểm tham quan du lịch hấp dẫn nhất Phú Quốc
➤ Xem bản đồ vị trí Nhà tù Phú Quốc